Hội đồng Giáo sư Nhà nước đã công bố danh sách 582 ứng viên được Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành đề nghị xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024. Trong đó, thầy Nguyễn Văn Công sinh ngày 19/09/1969 là ứng viên giáo sư lớn tuổi nhất liên ngành Chăn nuôi – Thú y – Thủy sản.
Theo bản đăng ký xét công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư năm 2024, thầy Nguyễn Văn Công quê ở xã Khánh Thạnh Tân, huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre. Hiện Phó giáo sư là giảng viên cao cấp, Trưởng khoa khoa Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên, Trường Đại học Cần Thơ.
Năm 1991, ứng viên tốt nghiệp đại học ngành Thuỷ sản, chuyên ngành Nuôi trồng Thuỷ sản tại Trường Đại học Cần Thơ.
Tháng 5 năm 1999, thầy Nguyễn Văn Công được cấp bằng thạc sĩ ngành Khoa học Môi trường tại Trường Đại học Chiang Mai, Thái Lan.

Tháng 12 năm 2006, thầy Công được cấp bằng tiến sĩ khoa học ngành Độc học sinh thái tại Trường Đại học Aarhus, Đan Mạch với luận án “Acetylcholinesterase activity as a biomarker of pesticide exposure and effects on fish species of the lower Mekong delta”.
Năm 2013, thầy Nguyễn Văn Công được công nhận chức danh phó giáo sư ngành Thủy sản.
Quá trình công tác của ứng viên Nguyễn Văn Công như sau:
Từ năm 1992 đến năm 1995, thầy Công tham gia nghiên cứu và giảng dạy tại khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ. Từ năm 1995 đến năm 1997, ứng viên tiếp tục nghiên cứu, giảng dạy tại Trường Đại học Cần Thơ và giữ vai trò giảng viên Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng.
Từ năm 1997 đến năm 1999 ứng viên theo học cao học tại đại học Chiang Mai – Thái Lan.
Sau đó, thầy trở về Việt Nam, từ năm 1999 đến năm 2003 thầy Công tiếp tục công tác tại khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ.
Từ năm 2003 đến năm 2006 thầy Nguyễn Văn Công theo học tiến sĩ tại Trường Đại học Aarhus, Đan Mạch.
Từ năm 2006 đến nay, thầy Nguyễn Văn Công tham gia nghiên cứu và giảng dạy tại Trường Đại học Cần Thơ, đảm nhiệm nhiều vai trò khác nhau trong quá trình công tác. Cụ thể:
Từ năm 2006 đến năm 2008 ứng viên giữ vai trò giảng viên khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng.
Từ năm 2008 đến 2009 thầy Công là giảng viên khoa Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên.
Từ năm 2009 đến 2012 thầy tiếp tục công tác tại khoa Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên với vai trò là giảng viên chính.
Từ năm 2013 đến nay ứng viên tiếp tục nghiên cứu, giảng dạy với vai trò giảng viên cao cấp khoa Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên.
Hiện nay, thầy Nguyễn Văn Công giữ chức vụ Trưởng khoa Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên, Trường Đại học Cần Thơ. Trước đó, thầy từng đảm nhiệm chức vụ cao nhất là Bí thư Đảng bộ của khoa.
Thầy Nguyễn Văn Công theo đuổi 3 hướng nghiên cứu chính. Hướng nghiên cứu thứ nhất là độc học thuỷ vực (phục vụ ngành thuỷ sản, bảo vệ đời sống động vật thuỷ sản). Hướng nghiên cứu thứ hai là chất lượng nước (phục vụ ngành thuỷ sản, bảo vệ đời sống thuỷ sinh vật,…). Hướng nghiên cứu ba là giảm thiểu ô nhiễm (phục vụ ngành thuỷ sản, bảo vệ đời sống thuỷ sinh vật,…). Bên cạnh đó, thầy còn quan tâm đến nghiên cứu về phát thải khí nhà kính.
Trong công tác đào tạo, phó giáo sư đã hướng dẫn chính 2 nghiên cứu sinh bảo vệ thành công luận án tiến sĩ tại Trường Đại học Cần Thơ. Đặc biệt, thầy còn đồng hướng dẫn 1 nghiên cứu sinh bảo vệ thành công luận án tiến sĩ ở Trường Đại học Stockholm, Thuỵ Điển.
Bên cạnh đó, thầy Công đã hoàn thành 2 nhiệm vụ nghiên cứu khoa học cấp tỉnh (chủ nhiệm đề tài) và tham gia 1 đề tài cấp Bộ. Đáng chú ý, thầy Công đã công bố 95 bài báo khoa học và kỷ yếu hội thảo. Trong đó, có 38 bài báo khoa học được đăng tải trên tạp chí quốc tế có uy tín.

Trưởng khoa Khoa Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên, Trường Đại học Cần Thơ đã tham gia biên soạn 9 sách và chương sách với vai trò chủ biên và thành viên. Tất cả ấn phẩm này được nhà xuất bản có uy tín trong nước và thế giới xuất bản. Cụ thể, thầy Nguyễn Văn Công là chủ biên 3 giáo trình do Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ xuất bản. Thầy đóng góp 2 chương sách trong sách “Nông nghiệp đồng bằng sông Cửu Long: Hiện trạng và định hướng phát triển” do Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ xuất bản, 2 chương sách trong sách chuyên khảo “Thâm canh nông nghiệp và các tác động đến hệ sinh thái” do Nhà xuất bản Nông Nghiệp xuất bản.
Thầy cũng tham gia viết các sách tiếng Anh như: 1 chương trong sách “Rural Aquaculture” do Nhà xuất bản CABI publishing xuất bản, 1 chương trong sách “Hypoxia” do Nhà xuất bản ELSEVIER (Academic Press) xuất bản, 1 chương trong sách “Aquaculture” do Nhà xuất bản ELSEVIER (Academic Press) xuất bản.
Ngoài ra, thầy là đồng tác giả tài liệu hướng dẫn “Sổ tay nuôi tôm sinh thái (hữu cơ) cho mô hình tôm rừng Cà Mau” do Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ xuất bản.

Bên cạnh đó, ứng viên Nguyễn Văn Công đã có nhiều đóng góp quan trọng trong việc xây dựng và phát triển chương trình đào tạo và nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ tại Trường Đại học Cần Thơ. Cụ thể, thầy là chủ tịch chương trình Xây dựng đề án mở ngành Quy hoạch Vùng và Đô thị (mã ngành 7580105) bậc đại học. Chương trình đã được đưa vào sử dụng theo Quyết định số 803/QĐ-ĐHCT ngày 02/3/2023 và đã tuyển sinh tại Trường Đại học Cần Thơ vào năm 2023.
Thầy cũng tham gia điều chỉnh chương trình đào tạo đại học ngành Kỹ thuật Môi trường (mã ngành 52620205) và chương trình cao học ngành Khoa học Môi trường (mã số 8440301) với vai trò là thành viên. Chương trình này đã được đưa vào sử dụng tại Trường Đại học Cần Thơ theo Quyết định số 2975/QĐ-ĐHCT ngày 28 tháng 8 năm 2014.
Ngoài ra, ứng viên là tổ trưởng trong Tổ điều chỉnh chương trình đào tạo tiến sĩ ngành Môi trường Đất và Nước (mã số 9440303) theo Quyết định số 1771/QĐ-D0HCT ngày 04 tháng 6 năm 2019. Chương trình này đã được đưa vào sử dụng tại Trường Đại học Cần Thơ theo Quyết định số 6460/QĐ-ĐHCT ngày 31 tháng 12 năm 2019.
Tại bản đăng ký xét công nhận chức danh giáo sư của mình, thầy Công nêu, bản thân hoàn thành rất tốt nhiệm vụ của một nhà giáo tại Trường Đại học Cần Thơ (hoàn thành tốt khối lượng công tác theo quy định). Ứng viên có đạo đức tốt, chuẩn mực; năng lực làm việc tốt; lãnh đạo và điều hành tốt cho hoạt giảng dạy, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ của khoa Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên, Trường Đại học Cần Thơ.
14 bài báo khoa học đăng trên tạp chí khoa học quốc tế có uy tín mà thầy Nguyễn Văn Công là tác giả chính:
1. Response of cholinesterase to insecticide chlorpyrifos ethyl in snakehead fish (Channa striata) in rice field at Mekong delta, Vietnam.
2. An Overview of Agricultural Pollution in Vietnam: The Aquaculture Sector.
3. Effects of Chlorpyrifos Ethyl on Cholinesterase and Growth of Silver Barb (Barbonymus gonionotus).
4. Removal of ammonium and nitrate in water by an aquatic plant: water lettuce (Pistia stratiotes L.).
5. Sensitivity of cholinesterase activity in juvenile giant freshwater prawn (Macrobrachium rosenbergii de Man, 1879) to organophosphate diazinon.
6. Water Lettuce (Pistia stratiotes L.) as a Potential Material for Biogas Production.
7. Optimizing Hydraulic Retention Time and Area of Biological Settling Ponds for SuperIntensive Shrimp Wastewater Treatment Systems.
8. Comparison Environmental Conditions and Economic Efficiency Between Organic and Non-Organic Integrated Mangrove – Shrimp Farming Systems in Ca Mau Province, Vietnam.
9. Social and environmental impacts of traditional charcoal production: a case study in Hau Giang province, Viet Nam.
10. Characteristics of integrated mangroveshrimp farming systems in Ben Tre Province, Vietnam: preliminary findings for organic shrimp production certification.
11. Farming Practices and Environmental Quality of Integrated Mangrove-Shrimp Farming Systems in Tra Vinh Province, Vietnam.
12. Effects of fenobucarb based-Excel Basa 50EC on brain cholinesterase of juvenile snakehead fish (Channa striata) in the Vietnamese Mekong Delta’s rice fields.
13. Effects of diazinon based-diazan 60EC on cholinesterase in early stages of snakehead fish (Channa striata).
14. Effects of water temperatures and dissolved oxygen on brain cholinesterase in snakehead fish (Channa striata) exposed to quinalphos.
Hồng Mai